Vì những quy định nghiêm ngặt trong việc bảo tồn các biệt thự cũ, khu phố cổ, hoặc những khó khăn về kinh tế, xã hội nên người dân còn phải tiếp tục sống trong các không gian này.
![]() |
Thành phần Ban giám khảo cuộc thi là những kiến trúc sư uy tín và giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội. |
Do đó, một nhu cầu lớn trong xã hội hiện nay là cải tạo những không gian sống cũ kỹ, xuống cấp này trở nên sống động, tiện nghi, phù hợp với tiêu chuẩn của cuộc sống hôm nay, dựa vào sự hỗ trợ của vật liệu công nghệ hiện đại, tiện lợi.
Với tổng giải thưởng lên tới 1 tỉ đồng, ban tổ chức cho biết trẻ em từ 7 tuổi cũng có thể tham gia cuộc thi và hi vọng tìm kiếm được những ý tưởng biến hóa không gian sống xập xệ trở nên tươi mới, sống động, tiện nghi và "nghệ thuật" đến không ngờ.
"Cuộc thi dành cho cả những người không chuyên, không cần phải biết đồ hoạ hay thiết kế, chỉ cần có ý tưởng, chúng tôi sẽ hỗ trợ để những người tham gia có thể hoàn thiện ý tưởng của mình", ông Lê Việt Hà - giám đốc Trung tâm Sáng kiến Đô thị, trưởng Ban giám khảo cuộc thi cho biết.
Ban tổ chức chính thức nhận những ý tưởng cho các không gian thông qua các hình thức: bản vẽ 3D, 2D cho đến các hình thức đơn giản khác như bản vẽ tay, bản phác thảo, bản thảo mô tả, hình chụp... từ ngày 4/9/2019 cho đến 24h00 ngày 25/9/2019.
Bích Ngọc
Helly Tống, Hoài Thương và Hồng Thủy là các cô gái gây chú ý khi đăng ảnh "thả dáng" và điều khiển những chiếc môtô phân khối lớn.
" alt=""/>Giới trẻ thoả sức sáng tạo trở thành 'phù thuỷ không gian'Theo điều tra, ngày 25/11, Đức cùng đồng phạm lẻn vào vườn trồng sâm Ngọc Linh trên núi của nhóm hộ dân ở thôn 2, xã Trà Linh; nhổ trộm hơn 200 cây.
Lần theo dấu vết, một ngày sau cảnh sát lần ra nhóm Đức, thu hơn 3,3 kg sâm Ngọc Linh và 155 triệu đồng bán sâm trộm cắp.
Liên quan vụ án, công an đang điều tra những người có hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu, khách mời đã tham gia phân tích thế mạnh, tiềm năng cũng như khó khăn của Trùng Khánh trong phát triển du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy đầu tư, liên kết vùng, chuỗi du lịch để khơi thông nguồn du khách, chuyển đổi số văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa,...
Hiện trên địa bàn huyện có 15 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó, có 4 di tích quốc gia gồm: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao (xã Đàm Thủy), địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng (1966 - 1978) (thị trấn Trùng Khánh) và Mắt Thần núi (xã Cao Chương).
Nhiều phong cảnh tại địa bàn huyện đang gây chú ý trên truyền thông như sông Quây Sơn, hồ Bản Viết, cánh đồng Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn...
Huyện biên giới này có 4 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh cùng chung sống, duy trì và tổ chức các lễ hội đặc sắc, lâu đời như: Lễ hội thác Bản Giốc, đền Hoàng Lục, hội Co Sầu, cầu mùa, Lồng tồng, Háng Tán, Thanh Minh, miếu Long Vương...
Các lễ hội thu hút lượng lớn du khách thập phương. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được giữ gìn và phát huy như văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca Dá Hai, Sli Giang, Hà Lều, Phong Slư, hát Then, hát lượn, đàn tính...
Toàn huyện có 54 cơ sở lưu trú du lịch với 638 phòng nghỉ, trong đó có 13 khách sạn, 19 nhà nghỉ, 22 homestay.
Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến huyện đạt 923.339, vượt 84,6% kế hoạch, tăng 323.938 lượt so với năm 2022. Năm 2024, huyện dự kiến đón trên 1 triệu lượt khách.
Mặc dù du lịch Trùng Khánh đạt được những thành tựu quan trọng nhưng kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Lãnh đạo huyện cho biết, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian tới, huyện tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản lý, phát triển du lịch.
Các biện pháp bao gồm quy hoạch các khu, điểm du lịch; tăng cường quảng bá; xây dựng sản phẩm du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đặc biệt, huyện đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư và rút gọn thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.